Chiến dịch trên bộ Chiến_tranh_Vùng_Vịnh

Chiến dịch Bão táp sa mạc"Xa lộ chết"

Ngày 22 tháng 2 năm 1991, Iraq đồng ý với một thỏa thuận ngừng bắn do Liên Xô đề xuất. Thỏa thuận kêu gọi Iraq rút quân khỏi những vị trí mà họ đã chiếm trong ba tuần sau khi ngừng bắn hoàn toàn, và đề xuất việc theo dõi ngừng bắn và rút quân sẽ do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc giám sát. Hoa Kỳ phản đối đề nghị này nhưng nói rằng việc rút quân của Iraq sẽ không bị tấn công, và trao cho Iraq hai mươi bốn giờ để rút các lực lượng quân đội.

Ngày 24 tháng 2, các lực lượng do Mỹ cầm đầu bắt đầu "Chiến dịch Bão cát sa mạc" (Desert Storm), phần trên mặt đất của chiến dịch của họ. Ngay sau đó, lính thủy đánh bộ Mỹ và các đồng minh Ả Rập của họ thâm nhập sâu vào Kuwait, thu thập hàng nghìn quân Iraq đang tan rã, đã suy yếu và mất tinh thần sau chiến dịch ném bom ồ ạt của liên quân. Vài ngày sau chiến dịch, Thành phố Kuwait được giải phóng bởi các đơn vị thuộc quân đội Kuwait.

Cùng lúc ấy, Quân đoàn VII Hoa Kỳ tung ra cuộc tấn công ồ ạt bằng xe bọc thép vào Iraq, từ phía tây Kuwait, khiến quân Iraq hoàn toàn bất ngờ. Sườn trái của đội quân này được Sư đoàn bọc thép hạng nhẹ số 6 của Pháp bảo vệ (gồm cả các đơn vị của Tiểu đoàn Lê dương Pháp), và sườn phải bởi Sư đoàn thiết giáp số 1 Hoàng gia Anh. Khi liên quân đã thâm nhập sâu vào lãnh thổ Iraq, họ quay sang phía đông, tung ra những cuộc tấn công vào lực lượng Vệ binh cộng hoà Iraq. Những trận chiến xe tăng nổ ra khi Vệ binh cộng hòa tìm cách rút lui, khiến cho liên quân chiến thắng mà chỉ bị thương vong ở mức thấp nhất.

Tướng Colin Powell tóm tắt tình hình tấn công trên bộ cho Tổng thống George H. W. Bush và các cố vấn

Khi Iraq đã quyết định rằng họ sẽ không tiến về phía các giếng dầu phía đông của Ả Rập Xê Út, thì không có lý do gì để các lực lượng Iraq triển khai xa hơn nữa về phía nam Thành phố Kuwait với số lượng lớn. Quyết định triển khai một lực lượng khá đông đảo quân dọc theo biên giới Kuwait càng làm tăng khoảng cách tiếp tế của quân Iraq một cách không cần thiết. Thứ hai, khi đã quyết định triển khai quân dọc biên giới, việc mở rộng nó ra càng khiến nguy cơ bị tấn công ồ ạt vào sườn. Quả thực người Iraq không có đủ lực lượng để giữ một mặt trận đủ dài dọc theo biên giới Kuwait và tây nam Iraq. Vì thế việc cấp thiết là việc triển khai quân và thu hẹp mặt trận chỉ ở phía nam Thành phố Kuwait và mở rộng tới vùng ngoại ô Basra. Iraq chỉ có một lợi thế tuyệt đối trước lực lượng liên quân ở số lượng và chất lượng pháo binh. Đa số các đơn vị pháp binh Iraq được kéo bằng xe và vì thế không thích ứng tốt với việc phát triển mở rộng. Điều này cũng có nghĩa là Iraq muốn làm chậm sự di chuyển của quân địch và giao chiến dọc theo các giới tuyến không dễ dàng bị chọc thủng hay đánh ngang sườn.

Xe tăng M1A1 tiêu diệt các xe tăng Iraq trên đường rút lui

Đà tiến của liên quân mau lẹ hơn những tướng lĩnh Hoa Kỳ trông đợi. Ngày 26 tháng 2, quân đội Iraq bắt đầu rút khỏi Kuwait, đốt cháy các giếng dầu mà họ bỏ lại. Một đoàn quân Iraq dài dằng dặc rút lui dọc theo đường cao tốc Iraq-Kuwait. Đoàn quân này bị liên quân tấn công liên tục tới mức nó được gọi là "Xa lộ chết". Một trăm giờ sau khi chiến dịch trên bộ bắt đầu diễn ra, Tổng thống Bush tuyên bố một sự ngừng bắn và ngày 27 tháng 2 tuyên bố rằng Kuwait đã được giải phóng.

Cả hai phía có số quân gần tương đương nhau - xấp xỉ 540.000 bên liên quân và xấp xỉ 650.000 bên Iraq. Một đội quân Thổ Nhĩ Kỳ gồm 100.000 người đang được triển khai dọc biên giới chung Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Điều này khiến quân đội Iraq bị phân tán thêm vì buộc phải triển khai quân dọc theo biên giới với tất cả các nước (trớ trêu thay, chỉ trừ phía biên giới với đối thủ cũ là Iran). Điều này cho phép cuộc tấn công mạnh mẽ của Hoa Kỳ không chỉ có được một sự vượt trội về kỹ thuật mà cả về số lượng.

Điều ngạc nhiên nhất của chiến dịch trên bộ là tỷ lệ thương vong thấp của liên quân. Điều này vì quân Iraq không thể tìm ra một biện pháp đối phó thích hợp đối với những ống nhòm hồng ngoại và loại đạn xuyên giáp động năng APFSDS từ các xe M1 Abrams. Phương tiện này cho phép những chiếc xe tăng liên quân chiến đấu và tiêu diệt một cách hiệu quả các xe tăng Iraq từ khoảng cách xa gấp 2 lần khoảng cách có thể tác chiến của xe tăng Iraq. Các lực lượng Iraq cũng không thể lợi dụng ưu thế có thể có từ việc sử dụng chiến thuật chiến tranh đô thị - chiến đấu bên trong Thành phố Kuwait, có thể gây ra những thương vong đáng kể đối với các lực lượng tấn công. Chiến tranh trong thành phố làm giảm tầm chiến đấu và vì thế giảm bớt ưu thế công nghệ của liên quân. Điều này đã được chứng minh gần đây trong những trận đánh giữa các lực lượng Mỹ và những kẻ nổi dậy Iraq trong môi trường đô thị sau Cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Các ranh giới của địa lý đô thị, và sự hiểu biết mà những kẻ tấn công không thể có được, sẽ làm giảm lợi thế của liên quân và khả năng tiêu diệt ở tầm xa của họ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Vùng_Vịnh http://www.checkpoint-online.ch/CheckPoint/Histoir... http://members.aol.com/bblum6/iraq2.htm http://arabic-media.com/gulf_coalition.htm http://www.cnn.com/SPECIALS/2001/gulf.war/facts/gu... http://www.desert-storm.com http://www.google.com/search?hl=en&lr=&q=1991+Gulf... http://www.gulfwar1991.com/Gulf%20War%20Files/Intr... http://www.ibtauris.com/ibtauris/display.asp?K=510... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761551555_2/Pe... http://ca.encarta.msn.com/encyclopedia_761551555_2...